24 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
spot_img
Trang chủTIN TỨC XI MĂNGNgành xi măng thận trọng vượt qua thách thức

Ngành xi măng thận trọng vượt qua thách thức

(Thoibaonganhang.vn) – Để góp phần gỡ khó, đại diện một doanh nghiệp bày tỏ, theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2023, sẽ điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker từ 5% lên 10%, nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

Thị trường bất động sản trầm lắng, cộng với việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, chi phí sản xuất tăng cao… đã ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh của ngành xi măng.

Chỉ tiêu kinh doanh bằng hoặc thấp hơn năm trước

Mới đây, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên công bố kết quả kinh doanh quý I/2023 với các chỉ số tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần gần 1.691 tỷ đồng, giảm 266 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp đạt 76 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 163,5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế quý I lỗ 86 tỷ đồng. Đưa ra một số nguyên do dẫn đến kết quả hoạt động kém khả quan, đại diện Vicem Hà Tiên cho biết, năm qua giá vốn của doanh nghiệp đã tăng 30% do tác động bởi giá than, giá dầu thế giới tăng cao làm ảnh hưởng tới giá thành sản xuất, khiến công ty bị sụt giảm mạnh về lợi nhuận. Trước những khó khăn trên, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022, ông Lưu Đình Cường, Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Vicem Hà Tiên cho biết, năm nay, công ty chỉ đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ và gia công xi măng đạt hơn 6,7 triệu tấn, tăng 1%.

Trước đó, đại diện Công ty Cổ phần Vicem Bao bì Bỉm Sơn cũng cho biết, lũy kế cả năm 2022 doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành 98% kế hoạch doanh thu và 58% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2023, Ban lãnh đạo đặt chỉ tiêu doanh thu thuần gần 261 tỷ đồng, lãi trước thuế hơn 1,5 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước; chỉ tiêu về sản lượng sản xuất và tiêu thụ cũng chỉ bằng năm 2022. Riêng quý I/2023, doanh nghiệp này đề ra chỉ tiêu doanh thu bán hàng đạt 61,7 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước và chịu lỗ trước thuế 180 triệu đồng.

Đưa ra những nguyên nhân khiến thị trường và doanh nghiệp ngành xi măng lao đao, đại diện một doanh nghiệp xi măng phân tích, nhu cầu vật liệu xây dựng phục hồi chậm sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của COVID-19; các công trình, dự án cũng bị đình trệ triển khai, thậm chí phải giãn/hoãn tiến độ khi gặp khó về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công chưa thuận lợi. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trầm lắng; xuất khẩu dự báo vẫn khó khăn do các nước nhập khẩu tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, triển khai các hàng rào kỹ thuật…

<span style=font family arial helvetica sans serif font size 12pt>Dư nguồn cung đang là một trong những khó khăn lớn nhất của ngành xi măng ở thời điểm hiện tại<span>

Đặc biệt, việc dư nguồn cung xi măng đang là một trong những khó khăn lớn nhất của ngành ở thời điểm hiện tại. Ông Triệu Đình Trường, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vicem Hải Phòng cho biết, trung bình toàn ngành đang sản xuất khoảng 120,7 triệu tấn một năm, trong khi nhu cầu thị trường nội địa chỉ ở mức trên dưới 60 triệu tấn… Còn ông Đào Phúc Tường, chuyên gia tài chính cũng cho rằng, tình trạng cung vượt cầu xảy ra vì nhiều quốc gia giảm đầu tư hạ tầng do suy thoái, tăng trưởng kinh tế chậm lại, xuất khẩu xi măng vì thế cũng sẽ gặp khó.

Tìm cách “vượt bão”

Trước mắt để vượt qua những yếu tố bất lợi của thị trường, các doanh nghiệp xi măng đang trông chờ các chính sách kích cầu của Nhà nước hỗ trợ. Cùng với đó, các tín hiệu phục hồi và phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững; việc nỗ lực đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư sẽ tạo nên những yếu tố thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản phẩm cho ngành xi măng… ông Triệu Đình Trường bày tỏ.

Bên cạnh đó, để góp phần gỡ khó, đại diện một doanh nghiệp bày tỏ, theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2023, sẽ điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker từ 5% lên 10%, nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Vì vậy, Hiệp hội xi măng Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị lùi thời hạn tăng thuế xuất khẩu clinker nêu trên.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia, đây cũng chỉ là giải pháp mang tính ngắn hạn. Còn về lâu dài, để xi măng trở thành lĩnh vực xuất khẩu mang lại nhiều giá trị hơn, không bị “gắn mác” xuất khẩu tài nguyên không tái tạo, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh tăng xuất xi măng và giảm xuất clinker…

Ngoài ra, hiện cả nước có trên 103 dây chuyền sản xuất xi măng, 63 nhà máy. Các cơ quan quản lý cần phải xem xét lại việc thực hiện quy hoạch, cấp phép cho các dự án xi măng – đây là vấn đề cốt lõi để hạn chế nguồn cung.

Tuy nhiên, nhìn về tương lai, thì ngành xi măng sẽ có triển vọng tươi sáng hơn khi nhiều chuyên gia tin tưởng, có thể xuất hiện chỉ báo sớm cho sự cải thiện của ngành vào cuối năm 2023 bao gồm giá nguyên liệu đầu vào giảm (than cốc, than nhiệt, thép phế). Cùng với đó, việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu xi măng toàn cầu phục hồi và các doanh nghiệp xi măng của Việt Nam cũng có thể cải thiện biên lợi nhuận.

Bài viết liên quan

- Advertisement -spot_img

Xem thêm